Mục lục bài viết
Theo thống kê, 90% doanh nghiệp khởi nghiệp tại Việt Nam bị thất bại. Sự thiếu chuẩn bị về kế hoạch chi tiết, ý tưởng “nghèo nàn” là một trong những nguyên nhân tạo nên sự thất bại này. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp tới độc giả, đặc biệt là những người trẻ nung nấu ý định khởi nghiệp các bước Startup để có thể đạt được thành công.
1. Nghiên cứu thị trường, phân tích doanh nghiệp
Đối với các công ty mới bắt đầu kinh doanh, việc nghiên cứu thị trường và đối thủ là vô cùng quan trọng. Phân tích các yếu tố của thị trường sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan để đề ra được phương án làm nổi bật điểm mạnh của doanh nghiệp. Tìm hiểu kỹ đối thủ để rút ra những kinh nghiệm bài học hữu ích, tránh những rủi ro cho hoạt động kinh doanh.
Nếu bạn vội vàng tiến vào thị trường mà không hiểu về cách thị trường vận hành, bạn sẽ như kẻ lạc loài và sớm bị “đá” ra khỏi sân chơi một cách nhanh chóng.
2. Bước Lên ý tưởng startup
Để khởi nghiệp thành công, ý tưởng là vô cùng quan trọng. Ý tưởng cần phải đủ độ sáng tạo để có thể tạo nên sự khác biệt, có khả năng cạnh tranh cao với những đối với sản phẩm tương tự trên thị trường. Tuy nhiên, ý tưởng cũng cần gắn liền với thực tế và khả năng thực hiện dự án. Một ý tưởng bay bổng với kinh phí trên trời sẽ “giết” công ty ngay từ khi chưa bắt đầu. Ngược lại, một ý tưởng sáng tạo vừa phải nhưng phù hợp với thị hiếu xã hội, hợp với thực tế sẽ là điểm mạnh đưa công ty phát triển.
Bên cạnh ý tưởng từ cá nhân khởi nghiệp, việc thực hiện các khảo sát có sự tham gia của nhóm đối tượng mà sản phẩm hướng tới sẽ giúp doanh nghiệp hiểu được insight khách hàng để có sự thay đổi phù hợp, thu hút được nhiều khách hàng tiềm năng hơn.
3. Xây dựng bản kế hoạch kinh doanh
Ở giai đoạn này, chủ dự án cần phác thảo sơ bộ kế hoạch kinh doanh, tập trung vào các vấn đề vĩ mô như mô hình khởi nghiệp, chiến lược marketing, số lượng nhân sự, các vấn đề về pháp lý, tài chính, lộ trình thực hiện dự án,v…v.
Sau khi có kế hoạch tổng quan sơ bộ, bạn cần đi vào lên kế hoạch chi tiết cho hoạt động khởi nghiệp. Cụ thể, bạn cần đặt ra mục tiêu ngắn hạn, lên thời gian biểu chi tiết từng hoạt động, phân chia nhân sự, chi phí cho từng hạng mục để dự án có thể thành công mà không tiêu tốn quá nhiều thời gian và ngân sách.
4. Gọi vốn – Huy động vốn khởi nghiệp
Để có thể thành lập công ty hay bắt đầu một dự án khởi nghiệp, tiền vốn đóng vai trò vô cùng quan trọng. Một nguồn vốn vững chắc sẽ giúp cho doanh nghiệp của bạn hoạt động bền vững và có thể phát triển tốt hơn.
Có nhiều cách để huy động vốn phổ biến hiện nay là: gọi vốn từ quỹ đầu tư mạo hiểm, vay vốn ngân hàng, kêu gọi vốn từ nhà đầu tư thiên thần, tham gia các chương trình khởi nghiệp,v…v.
Điểm chung để có thể gọi vốn thành công là bạn cần phải có bản kế hoạch chi tiết về hoạt động kinh doanh, phương hướng phát triển của công ty để trình bày với các nhà đầu tư, các bên cho vay tiền.
Tham khảo chi tiết về cách gọi vốn tại đây!
5. Bước tiến hành thực hiện startup
Đây là giai đoạn quan trọng nhất để biến ý tưởng từ trong đầu của bạn, biến kế hoạch trên giấy thành sự thực. Người quản lý cần phải theo dõi, giám sát sát sao các hoạt động được triển khai. Trong trường hợp thị trường có vấn đề, các bước đi đang chệch hướng, nhà quản lý và chủ dự án cần nhanh chóng tìm cách giải quyết vấn đề, tìm biện pháp giảm thiểu rủi ro và đưa kế hoạch về lại lộ trình đúng đã định ra.
Với những dự án có quy mô lớn, chủ công ty Startup cũng có thể chia phần thực hiện thành hai giai đoạn nhỏ hơn: giai đoạn chạy thử nghiệm dự án và giai đoạn chính thức. Ở giai đoạn thử nghiệm, các sản phẩm dịch vụ sẽ được phân phát trong nội bộ công ty hoặc cho một tệp khách hàng với số lượng giới hạn. Điều này sẽ giúp công ty lắng nghe được phản hồi của công chúng và lường trước được những vấn đề để khi vào thực tế sẽ khắc phục được và đạt tỷ lệ thành công cao hơn.
6. Bước đo lường, đánh giá kết quả khởi nghiệp
Khi dự án hoặc công ty đã đi vào hoạt động được một thời gian, đội ngũ thực hiện cần làm các báo cáo, thu thập số liệu để nhà lãnh đạo, quản lý đánh giá được tổng quan tính thành công/thất bại của dự án. Các con số cần thu thập có thể bao gồm: chỉ số tài chính, doanh thu, lợi nhuận, chỉ số tương tác, tiếp cận của khách hàng, độ phủ sóng của sản phẩm trên thị trường, đánh giá của người dùng sản phẩm,v..v.
Nếu kết quả đo lường được mang tính khả quan, sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty được công chúng đón nhận, nhà lãnh đạo cần nghĩ tới thực hiện giai đoạn tiếp theo để mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh.
Tuy nhiên, nếu kết quả không tốt, chủ dự án và đội ngũ thực hiện cần nghĩ phương án khắc phục và cải thiện để dự án khởi nghiệp có thể tiếp tục được duy trì. Một số cách giải pháp phổ biến là kêu gọi thêm vốn đầu tư, thay đổi một phần sản phẩm, dịch vụ phù hợp với mong muốn của khách hàng, tập trung vào marketing,v…v.
Trên đây là 6 bước – 6 giai đoạn cơ bản mà các Startup cần thực hiện để đạt được thành công trên con đường xây dựng sự nghiệp. Tuy nhiên tuỳ vào thực tế mà mỗi giai đoạn sẽ chia thành các hoạt động cụ thể, chi tiết hơn. Khởi nghiệp là một quá trình dài, đòi hỏi ở người lãnh đạo sự kiên nhẫn, khả năng chịu áp lực cao, tinh thần bền bỉ và sự cố gắng không ngừng nghỉ. Chúc các bạn thành công với ý tưởng khởi nghiệp của mình!
Tham khảo bài viết khác
Startup là gì? bí quyết giúp startup thành công