Bài học bất động sản Trung Quốc cho thị trường Việt Nam

Những sự kiện tại Trung Quốc thời gian qua chắc chắn sẽ để lại cho chúng ta những bài học. Các chính sách được đưa ra sẽ để hại hậu quả như thế nào hẳn Việt Nam đã có thể thấy được. Bài học bất động sản Trung Quốc liệu có giúp Việt Nam tránh được vết xe đổ trong thời gian tới.

Lĩnh vực bất động sản trong nền kinh tế của Trung Quốc

Cuộc đình công công nợ bất động sản bắt đầu diễn ra từ thời điểm cuối tháng 6/2022. Bắt đầu từ một dự án đình trệ của tập đoàn Evergrande ở Cảnh Đức Trấn. Cuộc khủng hoảng sau đó lan rộng ra ít nhất 301 dự án trực thuộc 91 thành phố.

Người dân vay tiền mua nhà đã dừng việc thanh toán. Địa ốc Trung Quốc khủng hoảng nặng nề. Trung Quốc có nguy cơ mất trắng khoảng 2,4 nghìn tỷ Nhân dân tệ – 356 tỷ USD. Con số này chiếm 6,4% tổng dư nợ cho vay mua nhà trong hệ thống ngân hàng quốc gia.

bài học bất động sản trung quốc ảm đạm
Lĩnh vực bất động sản đã đóng góp đến 25% trong nền kinh tế Trung Quốc

Các nhà phát triển bất động sản tại Trung Quốc trong năm 2022 điêu đứng. Nguyên nhân bởi giá nhà lao dốc, doanh số bán nhà đã sụt giảm mạnh xuống mức thấp kỷ lục. Cuộc khủng hoảng gây ra làn sóng chấn động khắp ngành, nhiều tập đoàn lớn vỡ nợ.

Lĩnh vực bất động sản đã đóng góp đến 25% trong nền kinh tế Trung Quốc. Thế nhưng chính khủng hoảng cộng thêm các biện pháp phong tỏa liên quan đến COVID-19 đã làm ảnh hưởng đến tâm lý người mua.

Thế nhưng thực tế thì không phải đến 2022 bất động sản Trung Quốc mới biến động nhiều. Thực tế từ 2020, “bong bóng” đã bắt đầu vỡ tại các huyện của thành phố Lang Phường gần Bắc Kinh. Chỉ là đến 2022 thì bắt đầu thể hiện rõ ràng nhất. 

Những bài học dành cho Việt Nam thừ thực tế bất động sản Trung Quốc 

Có thể thấy, những chính sách của bất động sản Trung Quốc đã ảnh hưởng lớn đến lĩnh vực này cũng như kinh tế nói chung. Tác động đã được nhận thấy rõ ràng chính là bài học lớn cho chúng ta. Việt Nam không đi theo vết xe đổ nhưng chúng ta cần rút ra những bài học gì?

Định hướng chính sách BĐS linh hoạt

Về góc độ chính sách thì giữa chúng ta và Trung Quốc rất khác nhau. Nước láng giềng áp dụng chính sách siết chặt tín dụng bất động sản từ tháng 5/2020. Theo đánh giá của chuyên gia thì điều này mang tính “giật cục”. Theo ngôn ngữ của giới đầu tư gọi là “stop and go” và nổi tiếng với “Ba lằn ranh đỏ”. Chính điều này khiến thị trường chịu hậu quả nặng nề, chính phủ phải quay xe giải cứu.

Bài học bất động sản Trung Quốc định hướng chính sách
Định hướng chính sách BĐS linh hoạt

Đây chính là bài học bất động sản Trung Quốc dành cho Việt Nam đầu tiên. Chúng ta linh hoạt và chủ động hơn rất nhiều. Các chính sách được điều chỉnh mềm dẻo, tập trung vào các vấn đề then chốt chứ không áp cho toàn ngành. Ngân hàng vẫn đang giải ngân tín dụng đều đặn.

Giám sát và điều tiết ở phía các tổ chức tín dụng

Chúng ta cũng sẽ không đi vào vết xe đổ của nước láng giềng. Do đó, mức độ rủi ro tín dụng của Việt Nam sẽ không nghiêm trọng như Trung Quốc. Từ thực tế cho thấy, mức độ tín dụng Bất động Trung Quốc là khá lớn. Con số này tương đương khoảng 26,57% tổng dư nợ hệ thống và khoảng 44% GDP của Trung Quốc.

Bài học bất động sản trung quốc điều tiết tín dụng
Giám sát và điều tiết ở phía các tổ chức tín dụng

Tại Việt Nam thì con số chỉ là khoảng 19,54% tổng dư nợ hệ thống và tầm 24% GDP vào cuối 2021. Mặc dù giá chung cư tại Việt Nam vẫn cao nhưng so với Trung Quốc thì vẫn thấp hơn khoảng 40 lần thu nhập khả dụng. So với các quốc gia khác trong khu vực thì nước ta vẫn trong khoảng trung bình.

Về đòn bẩy tín dụng, dù chỉ số tương đồng trên quy mô GDP nhưng Trung Quốc lại tập trung rất lớn và top 20 tập đoàn lớn nhất. Đây cũng là điểm khác biệt giúp chúng ta có thể có thêm bài học bất động sản Trung Quốc.

Đảm bảo “sức khỏe” tài chính

Vấn đề thứ ba đó chính là cần đảm bảo “sức khỏe” và cán cân tài chính. Trước đến nay, những nguồn vốn huy động từ trái phiếu doanh nghiệp và tín dụng ngân hàng đã được quan tâm. Hiện tại, các nguồn vốn khác cũng cần được rà soát. Mục đích là để đảm bảo sức khỏe tài chính chung cho toàn thị trường.

bài học bất động sản trung quốc tài chính
Cần đảm bảo “sức khỏe” và cán cân tài chính

Nguyên nhân bởi từ bài học bất động sản Trung Quốc có thể thấy, rủi ro tín dụng của các doanh nghiệp bất động sản không chỉ do hai yếu tố này. Việt Nam nên xem xét trong góc nhìn đánh giá tổng thể 2 yếu tố kết hợp với các nguồn vốn nợ khác.

Minh bạch thông tin trên thị trường

Điều thứ 4 cần thiết là phải minh bạch thông tin trên thị trường. Hiện tại, nhà đầu tư e dè vì sợ rủi ro, nhất là rủi ro pháp lý dự án. Thực tế có thể thấy, nhu cầu bất động sản nhà ở của Việt Nam khá cao, nhất là ở các thành phố lớn.

Việc minh bạch thông tin giúp nhà đầu tư có thể nhìn nhận rõ tình hình và đánh giá thị trường tốt nhất. Từ đó mới có thể đưa ra quyết định phù hợp.

Những bài học bất động sản Trung Quốc mà Việt Nam có thể rút ra được chắc chắn sẽ giúp chúng ta không đi vào vết xe đổ của láng giềng. Trong tương lai, bất động sản Việt Nam chắc chắn sẽ có những bước chuyển biến tích cực.

> Xem thêm: